Pages

Showing posts with label Kinh Doanh. Show all posts
Showing posts with label Kinh Doanh. Show all posts

13 Nguyên tắc vàng về “Nghĩ giàu và làm giàu”



“Nghĩ giàu và Làm Giàu” một cuốn sách kinh điển về làm giàu, làm người của Napoleon Hill nổi tiếng toàn thế giới với 60 triệu bản được bán suốt 70 năm qua. Cuốn sách là tinh hoa được tác giả Napoleon Hill dành toàn bộ thời gian và công sức suốt gần 30 năm để phỏng vấn hơn 500 người nổi tiếng và thành công nhất trong nhiều lĩnh vực, cùng hàng ngàn doanh nhân khác, có giá trị vĩnh hằng theo thời gian về tính đúng đắn! Tất cả những bí mật làm giàu được Napoleon Hill chuyển tải thông qua 13 nguyên tắc quan trọng được ông đúc kết xuyên suốt gần 30 năm. 13 nguyên tắc này như một kim chỉ nam để mở toang cánh cửa giúp chúng ta đạt được những mục tiêu lớn lao của cuộc đời mình. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu 13 nguyên tắc tuyệt vời này:
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 1: Khát vọng. Để trở nên giàu có đích thực điều đầu tiên những người thành công phải có đó là một khát vọng mãnh liệt và nuôi dưỡng thường xuyên. Đó là động lực lớn để vươn tới những thành công vĩ đại
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 2: Niềm tin. Một niềm tin lớn và một khát vọng mãnh liệt sẽ là sức mạnh to lớn để biến mọi ước mơ thành hiện thực
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 3: Tự kỷ ám thị. Đưa vào trong tiềm thức của chính mình những niềm tin kiên định về những điều mong muốn đạt được một cách sâu sắc, thường trực
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 4: Kiến thức chuyên môn. Trước khi bạn có thể biến khát vọng làm giàu thành đồng tiền cụ thể, bạn cần có những kiến thức chuyên môn về những loại dịch vụ, thương mại hay chuyên ngành mà bạn dự định cung cấp cho người tiêu dùng để đổi lấy tiền bạc
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 5: Óc tưởng tượng. Óc tưởng tượng là một phân xưởng nơi con người có thể vạch ra mọi kế hoạch. Động cơ và khát vọng đều được định hình và biến thành hành động thông qua sự giúp đỡ của óc tưởng tượng
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 6: Lập kế hoạch. Thành quả của bạn lớn đến đâu phụ thuộc vào tính đúng đắn của lập kế hoạch
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 7: Tính quyết đoán. Phân tích của Napoleon Hill về hàng trăm người có tài sản trên 1 triệu USD cho thấy một thực tế là họ có quyết định nhanh chóng và thay đổi chậm. Người thất bại trong làm giàu lại đưa quyết định chần chừ, hay thay đổi nhanh chóng và thường xuyên
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 8: Lòng kiên trì. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí. Sức mạnh ý chí và khát khao khi kết hợp đúng đắn sẽ tạo ra một cặp tính cách có sức mạnh vô địch.
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 9: Sức mạnh của nhóm trí tuệ ưu tú. Những nỗ lực có tổ chức hình thành qua sự phối hợp của hai hay nhiều người cùng làm việc để hướng tới một mục đích rõ ràng trên tinh thần hòa hợp
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 10: Tình dục. Ham muốn tình dục đứng đầu danh sách những yếu tố kích thích tâm trí và làm “quay” bánh xe hành động. Khi có động cơ là sự ham muốn con người sẽ chứng tỏ lòng can đảm, sức mạnh ý chí, lòng kiên trì và khả năng sáng tạo lớn
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 11: Tiềm thức. Bạn có thể cấy vào tiềm thức của mình bất cứ kế hoạch, ý tưởng hay mục đích nào mà bạn khát khao muốn biến thành các giá trị vật chất hay tiền bạc tương đương
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 12: Não bộ. Bộ não khi được kích thích bởi cảm xúc sẽ hoạt động ở một cường độ nhanh, mạnh hơn khi không cảm xúc giúp khả năng suy nghĩ được tăng lên mức tại đó trí tưởng tượng sáng tạo trở nên dễ đón nhận ý tưởng mới
Nguyên tắc nghĩ giàu và làm giàu 13: Giác quan thứ 6. Giác quan thứ 6 là nguyên tắc làm giàu thứ 13 được kể đến, chính nhờ nó mà Trí tuệ vô biên có thể giao tiếp một cách tự nguyện mà không cần một nỗ lực hay yêu cầu nào từ chính chủ thể – con người
“Hãy luôn nhớ rằng sự giàu có thực sự không được đo bằng những gì bạn đang có mà bằng những gì bạn mong muốn trở thành” – Napoleon Hill. Vâng, toàn bộ triết lỹ nghĩ giàu và làm giàu đó là bạn phải “vượt lên trên những giới hạn của chính mình và làm chủ cuộc sống”, chỉ như vậy bạn sẽ sống một cuộc đời mơ ước, toại nguyện.

21 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên”



Nguyên tắc làm giàu của các triệu phú tay trắng làm nên
Bằng cách nghiên cứu các hành vi ứng xử của hàng ngàn triệu phú giàu lên nhờ vào chính bản thân mình,Brian Tracy – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên về đào tạo và phát triển cá nhân và các tổ chức, đã đúc rút được 21 phẩm chất làm nên thành công của họ. Bản thân Brian Tracy đã từng tư vấn cho hơn 1.000 công ty và hơn bốn triệu người ở Mỹ, Canada và 40 nước khác trên thế giới. Những nguyên tắc mà Tracy đưa ra có thể đã trở nên quá hiển nhiên đối với nhiều người, nhưng đó là những nguyên tắc bất hủ và phải luôn được đề cao. Khi áp dụng các nguyên tắc này, các doanh nhân có thể tạo ra những thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành động, thói quen, thu nhập và lối sống của mình…

1. Nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Hãy hình dung, tưởng tượng và tạo ra một bức tranh, một viễn cảnh đầy niềm vui, bình yên và giàu có.
2. Vạch ra một hướng đi rõ ràng. Hãy tìm hiểu, khám phá xem mình muốn đi về đâu, khi nào đường đi sẽ gặp gập ghềnh, trở ngại. Đây chính là cơ sở của việc xây dựng các mục tiêu.
3. Xem bản thân như một người tuyển dụng chính mình. Càng làm chủ tương lai của mình, người ta càng có khả năng tạo ra các ảnh hưởng cho nghề nghiệp và cuộc sống. Không nên trông chờ vào những ý tưởng hay những đề xuất từ sếp hay tổ chức tuyển dụng mình. Khi suy nghĩ độc lập, chúng ta sẽ thấy mình đang bước đi trên một con đường rất thú vị.
4. Làm những điều mà mình yêu thích. Hãy khám phá niềm đam mê, sở thích của mình, suy nghĩ theo những cách sáng tạo để biến niềm đam mê đó thành một phương cách kiếm tiền và theo đuổi nó.
5. Hướng đến sự hoàn hảo. Hãy nghĩ rằng chúng ta sinh ra là để làm những điều xuất sắc nhất và lấy việc hướng đến sự hoàn hảo làm niềm vui.
6. Không cần làm việc nhiều thời gian hơn và cật lực hơn, mà làm việc thông minh hơn. Hãy tổ chức công việc một cách khoa học sao cho có thể làm được nhiều việc hơn trong một thời gian ngắn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong công việc.
7. Không ngừng học hỏi. Đây là điều rất cần thiết đảm bảo cho sự thành công và khả năng làm giàu. Tất cả những người thành công đều có chung đặc điểm này.
8. Tự thưởng cho mình trước. Đây là nguyên tắc tích lũy sự giàu có mà tất cả mọi người đều có thể áp dụng và nên áp dụng.
9. Tìm hiểu tất cả các khía cạnh của công việc kinh doanh. Hãy phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đã chọn.
10. Tận tâm với việc phục vụ người khác. Đây chính là bí quyết được giữ kín nhất và là khởi đầu cho sự giàu có của những triệu phú “tay trắng làm nên. Nguyên tắc này đã được chứng minh qua thời gian.
11. Tuyệt đối thành thật với bản thân và những người khác. Tính trung thực, liêm chính là một phẩm chất quan trọng hàng đầu.
12. Đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và chỉ nên tập trung từng việc một. Sự tập trung là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
13. Xây dựng uy tín về tốc độ và sự tin cậy. Hãy tạo ra cho mình một ưu thế so với các đối thủ khác trên mọi phương diện.
14. Sẵn sàng đi từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Hãy tìm hiểu các chu kỳ, các xu hướng và điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp.
15. Có ý thức kỷ luật cao với bản thân trong mọi vấn đề. Hãy phát huy phẩm chất quan trọng nhất này để đạt được sự thành công về mặt tài chính và trong cuộc sống cá nhân.
16. Đánh thức khả năng sáng tạo của bản thân. Sự sáng tạo sẽ giúp chúng ta tăng khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua các khó khăn, trở ngại.
17. Làm bạn với những người tốt, người giỏi. Nên giao lưu với những người chiến thắng để học hỏi họ.
18. Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe bản thân. Phải có ý thức cao trong việc tạo cho mình một thể trạng sung mãn và có sức khỏe tốt để đón nhận cuộc sống đầy cơ hội và thách thức.
19. Kiên định và chú trọng đến hành động. Trong mỗi giai đoạn phát triển, mỗi công việc, hãy xác định những bước hành động quan trọng nhất mà mình có thể thực hiện tức thời rồi kiên định, quyết tâm với việc làm đó.
20. Không bao giờ xem thất bại là một sự lựa chọn. Hãy vượt qua nỗi sợ thất bại. Hầu hết các nỗi sợ hãi đều hình thành từ sự tưởng tượng và từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
21. Thử tính kiên trì. Hãy học cách nhẫn nại vượt qua khó khăn, đứng lên từ thất bại và không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc.

Xây dựng tiềm thức làm giàu


Có thể khi đọc tiêu đề bạn cũng sẽ nói: “Tôi muốn giàu có và thành công”. Hãy lặp đi lặp  lại lời nói đó với chính mình, trong năm phút, ba hoặc bốn lần mỗi ngày: “Giàu có và thành công”.

Những từ này có sức mạnh hết sức to lớn, chúng chất chứa sức mạnh nội tại của tiềm thức. Cảm giác về sự giàu có sẽ tuôn tràn trong bạn khi bạn chăm chú vào ý niệm giàu có.
Cảm giác giàu có tạo ra sự giàu có, hãy luôn lưu giữ điều này trong tâm thức.
Tiềm thức của bạn giống như một ngân hàng, một thứ thể chế tài chính phổ quát. Nó sinh lời cho bất cứ thứ gì bạn ký gửi hoặc lưu lại, bất kể đó là ý niệm giàu có hay nghèo nàn. Vì thế hãy chọn sự giàu có.
Vì sao bạn thất bại dù đã quả quyết về sự giàu có
Nhiều người thường xuyên phàn nàn với tôi rằng: “Tôi đã nói liên tục hàng tuần và hàng tháng rằng: Tôi giàu có, tôi phát đạt, mà chẳng có gì xảy ra cả”. Tôi khám phá ra rằng khi họ nói điều đó, họ có cảm giác đang tự lừa dối mình.
Một người đàn ông kể với tôi: “Tôi đã không ngừng quả quyết tôi thành đạt đến khi mệt mới thôi. Thế mà giờ đây mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Khi nói những lời nói đó, tôi biết rõ ràng là nó không thật”. Điều đó chứng tỏ những khẳng định của ông ta bị ý thức phản bác và vì thế kết quả sẽ xảy ra ngược lại với lời quả quyết của ông ta.

Lời quả quyết của bạn được coi là thành công khi nó mang nội dung cụ thể không mâu thuẫn với nội tâm. Những lời khẳng định của người đàn ông này làm cho vấn đề thêm tồi tệ vì chúng đã mâu thuẫn với nội tâm của ông ta.
Tiềm thức của bạn chấp nhận những gì bạn cảm thấy là thật chứ không phải những tuyên bố hay những lời lẽ ngẫu hứng. Tiềm thức chỉ chấp nhận ý niệm hoặc lòng tin trong những lời quả quyết của bạn.
Tránh xung đột nội tâm
Muốn tránh xung đột nội tâm cách lý tưởng là trước khi đi ngủ, bạn hãy thường xuyên lặp lại khẳng định thiết thực sau: “Tôi đang ngày càng phát đạt trong tất cả lĩnh vực tôi quan tâm”. Khẳng định này sẽ không khơi gợi sự bất đồng nào vì nó không mâu thuẫn với cảm giác thiếu hụt tài chính của tiềm thức bạn.
Tôi đã gợi ý cho một thương nhân đang vô cùng lo lắng về doanh số và tình hình tài chính rằng ông hãy ngồi trong văn phòng của mình, trấn an tâm trí, và lặp lại câu này nhiều lần: “Doanh thu của tôi đang tăng lên mỗi ngày”. Khẳng định đó tạo ra sự hợp tác giữa ý thức và tiềm thức, và kết quả tất sẽ tìm đến.
Tiềm thức mang lại lợi nhuận
Người mang cảm giác giàu có sẽ càng giàu có hơn, người mang cảm giác thiếu thốn sẽ càng thiếu thốn hơn. Tiềm thức của bạn luôn thực hiện phép tính nhân với bất cứ điều gì bạn gửi vào nó. Mỗi sáng khi thức dậy, hãy gửi cho tâm thức của bạn ý niệm về sự phát đạt, thành công giàu có và bình an. Lưu giữ những khái niệm này, cố gắng để tâm trí bạn bận rộn với chúng càng thường xuyên càng tốt. Khi được gửi vào tiềm thức, những ý tưởng xây dựng đó sẽ tự tìm thấy đường đi của chúng và mang lại sự thành công cho bạn.

Tại sao tiềm thức không được đáp lại
Cũng có nhiều người phàn nàn: “Ồ tôi đã làm thế, nhưng chẳng có gì xảy ra cả”. bạn không gặt hái được kết quả có thể vì sau khi ngẫm những lời đó, bạn lại dung dưỡng những ý nghĩ sợ sệt. Điều này đã vô hiệu hóa điều tốt đẹp mà bạn quả quyết. Cũng giống như việc bạn gieo một hạt giống vậy. Khi gieo một hạt giống bạn không được lấy nó lên ngay sau đó mà hãy để nó nảy mầm, bén rễ và phát triển.
Sự giàu có đích thực
Tiềm thức của bạn luôn đầy ắp ý tưởng. nó là một thực thể bền vững trong những vật tượng trưng, hữu dụng, cần thiết khác như tiền, vàng, cổ phiếu luôn thay đổi.
Điểm tôi muốn nhấn mạnh là nếu bạn thuyết phục tiềm thức rằng sự giàu có thuộc về bạn và rằng nó không ngừng lưu chuyển trong cuộc sống của bạn, bạn nhất định sẽ có nó, dưới bất kỳ hình thức nào.
Trích trong Sức mạnh tiềm thức – timviecnhanh.com

Xây dựng tiềm thức làm giàu


Có thể khi đọc tiêu đề bạn cũng sẽ nói: “Tôi muốn giàu có và thành công”. Hãy lặp đi lặp  lại lời nói đó với chính mình, trong năm phút, ba hoặc bốn lần mỗi ngày: “Giàu có và thành công”.

Những từ này có sức mạnh hết sức to lớn, chúng chất chứa sức mạnh nội tại của tiềm thức. Cảm giác về sự giàu có sẽ tuôn tràn trong bạn khi bạn chăm chú vào ý niệm giàu có.
Cảm giác giàu có tạo ra sự giàu có, hãy luôn lưu giữ điều này trong tâm thức.
Tiềm thức của bạn giống như một ngân hàng, một thứ thể chế tài chính phổ quát. Nó sinh lời cho bất cứ thứ gì bạn ký gửi hoặc lưu lại, bất kể đó là ý niệm giàu có hay nghèo nàn. Vì thế hãy chọn sự giàu có.
Vì sao bạn thất bại dù đã quả quyết về sự giàu có
Nhiều người thường xuyên phàn nàn với tôi rằng: “Tôi đã nói liên tục hàng tuần và hàng tháng rằng: Tôi giàu có, tôi phát đạt, mà chẳng có gì xảy ra cả”. Tôi khám phá ra rằng khi họ nói điều đó, họ có cảm giác đang tự lừa dối mình.
Một người đàn ông kể với tôi: “Tôi đã không ngừng quả quyết tôi thành đạt đến khi mệt mới thôi. Thế mà giờ đây mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Khi nói những lời nói đó, tôi biết rõ ràng là nó không thật”. Điều đó chứng tỏ những khẳng định của ông ta bị ý thức phản bác và vì thế kết quả sẽ xảy ra ngược lại với lời quả quyết của ông ta.

Lời quả quyết của bạn được coi là thành công khi nó mang nội dung cụ thể không mâu thuẫn với nội tâm. Những lời khẳng định của người đàn ông này làm cho vấn đề thêm tồi tệ vì chúng đã mâu thuẫn với nội tâm của ông ta.
Tiềm thức của bạn chấp nhận những gì bạn cảm thấy là thật chứ không phải những tuyên bố hay những lời lẽ ngẫu hứng. Tiềm thức chỉ chấp nhận ý niệm hoặc lòng tin trong những lời quả quyết của bạn.
Tránh xung đột nội tâm
Muốn tránh xung đột nội tâm cách lý tưởng là trước khi đi ngủ, bạn hãy thường xuyên lặp lại khẳng định thiết thực sau: “Tôi đang ngày càng phát đạt trong tất cả lĩnh vực tôi quan tâm”. Khẳng định này sẽ không khơi gợi sự bất đồng nào vì nó không mâu thuẫn với cảm giác thiếu hụt tài chính của tiềm thức bạn.
Tôi đã gợi ý cho một thương nhân đang vô cùng lo lắng về doanh số và tình hình tài chính rằng ông hãy ngồi trong văn phòng của mình, trấn an tâm trí, và lặp lại câu này nhiều lần: “Doanh thu của tôi đang tăng lên mỗi ngày”. Khẳng định đó tạo ra sự hợp tác giữa ý thức và tiềm thức, và kết quả tất sẽ tìm đến.
Tiềm thức mang lại lợi nhuận
Người mang cảm giác giàu có sẽ càng giàu có hơn, người mang cảm giác thiếu thốn sẽ càng thiếu thốn hơn. Tiềm thức của bạn luôn thực hiện phép tính nhân với bất cứ điều gì bạn gửi vào nó. Mỗi sáng khi thức dậy, hãy gửi cho tâm thức của bạn ý niệm về sự phát đạt, thành công giàu có và bình an. Lưu giữ những khái niệm này, cố gắng để tâm trí bạn bận rộn với chúng càng thường xuyên càng tốt. Khi được gửi vào tiềm thức, những ý tưởng xây dựng đó sẽ tự tìm thấy đường đi của chúng và mang lại sự thành công cho bạn.

Tại sao tiềm thức không được đáp lại
Cũng có nhiều người phàn nàn: “Ồ tôi đã làm thế, nhưng chẳng có gì xảy ra cả”. bạn không gặt hái được kết quả có thể vì sau khi ngẫm những lời đó, bạn lại dung dưỡng những ý nghĩ sợ sệt. Điều này đã vô hiệu hóa điều tốt đẹp mà bạn quả quyết. Cũng giống như việc bạn gieo một hạt giống vậy. Khi gieo một hạt giống bạn không được lấy nó lên ngay sau đó mà hãy để nó nảy mầm, bén rễ và phát triển.
Sự giàu có đích thực
Tiềm thức của bạn luôn đầy ắp ý tưởng. nó là một thực thể bền vững trong những vật tượng trưng, hữu dụng, cần thiết khác như tiền, vàng, cổ phiếu luôn thay đổi.
Điểm tôi muốn nhấn mạnh là nếu bạn thuyết phục tiềm thức rằng sự giàu có thuộc về bạn và rằng nó không ngừng lưu chuyển trong cuộc sống của bạn, bạn nhất định sẽ có nó, dưới bất kỳ hình thức nào.
Trích trong Sức mạnh tiềm thức – timviecnhanh.com

Bán hàng bằng lý trí hay cảm xúc ?


Các chuyên gia cho rằng bán hàng là quá trình truyền tải năng lượng đến cho người mua thông qua hai nguồn lực khác nhau là lý trí và cảm xúc. Vậy trong hai nguồn lực đó, yếu tố nào có ảnh hưởng lớn hơn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?

Để trả lời cho câu hỏi trên, trước tiên chúng ta cần xem xét một số yếu tố thuộc lý trí có thể ảnh hưởng đến kết quả của một giao dịch bán hàng:
• Kiến thức về sản phẩm của người bán hàng.
• Sự hiểu biết của nhân viên bán hàng về khách hàng.
• Các thông tin xã hội.
• Quy trình bán hàng.
• Các câu hỏi dùng để thăm dò nhu cầu của khách hàng.
• Các thông điệp do nhân viên bán hàng đưa ra trong buổi tiếp xúc bán hàng.
• Các đề xuất thuyết phục.
• Các bài thuyết trình bán hàng thuyết phục.
• Thời gian bán hàng.
Hầu hết các khóa đào tạo đều trang bị cho nhân viên bán hàng một số kỹ năng cần thiết để khai thác những thông tin, đặt ra những câu hỏi thích hợp, đưa ra các giải pháp, đề xuất để giải quyết đúng nhu cầu của khách hàng và chốt giao dịch bán hàng đúng thời điểm.
Tuy nhiên, một thách thức lớn vẫn đang tồn tại trong công việc bán hàng là nếu chỉ làm đúng những yếu tố thuộc về lý trí mà các nhân viên bán hàng đã được học từ các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng thì khả năng mà họ không bán được hàng có thể lên đến 80%.
Zig Ziglar – chuyên gia bán hàng hàng đầu ở Mỹ, tác giả của hơn 29 đầu sách nổi tiếng trong lĩnh vực này, trong đó có nhiều cuốn thuộc hàng best-seller, đã đúc kết rằng “Lý trí làm cho con người tính toán, còn cảm xúc thì dẫn con người đến hành động”.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng cũng đồng quan điểm với Ziglar khi cho rằng chiếc cầu nối về lý trí giữa người mua và người bán chỉ ảnh hưởng đến 20% quyết định mua hàng trong môi trường kinh doanh B2B (giữa các doanh nghiệp).
Họ cho rằng nếu lý trí là yếu tố duy nhất có khả năng thuyết phục một người mua thì doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển sang kinh doanh trực tuyến như kiểu của Amazon và sẽ chẳng cần đến đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp nữa.
Vậy thì điều gì tạo ra tác động về mặt cảm xúc? Theo kết quả một số nghiên cứu thì trong giao tiếp, từ ngữ có tác động 7% đến cảm xúc và thái độ của người đối diện, giọng nói tác động 38% và 55% còn lại tác được động bởi hình thức, tác phong và ngôn ngữ hình thể.
Nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng cách nói (âm điệu của giọng nói) tác động đến cảm xúc lớn gấp năm lần so với điều nói ra (ngôn từ được sử dụng).
Theo các chuyên gia bán hàng, để tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng, nhân viên bán hàng cần phải có những kỹ năng sau:
• Tạo ra cảm giác tin tưởng và thân thiện cho khách hàng.
• Xác nhận lại nhu cầu của khách hàng như một cách thể hiện sự tôn trọng họ.
• Tỏ ra đồng cảm với khách hàng.
• Chia sẻ những cảm xúc của khách hàng.
• Thích ứng với nhịp độ nói chuyện của khách hàng.
• Hòa theo âm điệu giọng nói của khách hàng.
• Ủng hộ tâm trạng của khách hàng bằng những câu nói động viên.
• Tạo điều kiện để khách hàng bày tỏ cảm xúc của họ.
• Giúp khách hàng bày tỏ những lo lắng tiềm ẩn.
• Ủng hộ những quan điểm tích cực của khách hàng.
• Luôn giữ được thái độ nhiệt tình và tràn đầy sinh lực trong suốt cuộc gặp bán hàng.
• Tỏ ra chân thật và tự nhiên.
Khi làm được những điều trên, nhân viên bán hàng sẽ thỏa mãn được nhu cầu cảm xúc của khách hàng và làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái trong khi giao dịch mua hàng. Hiển nhiên, đây chưa phải là tất cả những kỹ năng cần thiết mà nhân viên bán hàng cần có để tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng.
Các chuyên gia đào tạo, các giám đốc bán hàng hàng đầu trên thế giới đã từng đưa ra nhiều bài học và khẳng định rằng bán hàng là một hoạt động mang tính nhân bản rất cao và khách hàng thường chỉ mua hàng của những người mà họ yêu mến.
Hiện nay, các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đang có xu hướng sử dụng các chương trình quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để tạo ra những trải nghiệm và cảm xúc tích cực nhất cho mọi khách hàng.
Với nhiều thông tin dữ liệu về khách hàng mà các chương trình CRM cung cấp, doanh nghiệp sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh, địa vị xã hội, sở thích của từng khách hàng và từ đó có thể bố trí nhân viên bán hàng có sự hiểu biết về xã hội tốt nhất đối với các khách hàng cụ thể để phục vụ họ.
Trong tương lai không xa, các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để khách hàng được cho điểm nhân viên bán hàng để có cơ sở đánh giá chính xác hơn năng lực của từng nhân viên. Trong một thế giới mở có tính cạnh tranh cao, các sản phẩm hoặc dịch vụ hôm nay được xem là mới mẻ thì ngày mai sẽ trở thành bình thường.
Khi các sản phẩm và dịch vụ có những tính năng tương tự nhau cùng tồn tại trên thị trường, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về những doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân viên bán hàng có khả năng tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng và được khách hàng yêu mến.

-Theo Selling Power-

Làm sao nói đúng điều khách hàng muốn nghe


Thực tế trong ngành bán lẻ cho thấy ngày nay khách hàng càng trở nên kén chọn hơn, họ muốn trả tiền ít hơn và nhận lợi ích nhiều hơn. Chính vì vậy thông điệp mà công ty hay thương hiệu truyền tải trên các công cụ như website, quảng cáo, thư trực tiếp và đặc biệt là quan hệ công chúng cần phải đánh trúng vào những mong đợi nói trên.

Điều bạn nói có phải là những gì khách hàng muốn nghe?

Có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa những gì công ty đang bán và những gì khách hàng thực sự cần. Một khi bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt lớn này.
Lấy Harley-Davidson làm ví dụ, thương hiệu này sẽ thế nào nếu họ chỉ bán xe mô tô thay vì bán phong cách, tính phiêu lưu mạo hiểm và những tính cách mà một người sở hữu Harley-Davidson luôn tự hào?

Một nhà bán lẻ có thể bán những bộ bàn ghế hay đồ trang trí ngoài trời bằng chất liệu hợp kim nhôm chất lượng cao, nhưng khách hàng muốn mua những thứ có tuổi thọ cao, và không dễ bị hư hỏng khi sử dụng ngoài trời cho mục đích vui chơi và giải trí.
Doanh thu sẽ gia tăng một khi bạn nói trúng những gì khách hàng muốn nghe.
Để hiểu rõ những gì họ mong đợi đối với công ty hay thương hiệu, hãy triển khai các chương trình khảo sát, có thể bằng hình thức trực tuyến, nhóm trọng điểm hay thảo luận bàn tròn với khách hàng tiềm năng, hay thông qua những phản hồi trực tiếp khi tiếp xúc bán hàng một đối một. Các thông điệp truyền thông cần phải tạo ra được sự đồng nhất xuyên suốt trên các công cụ từ website, mạng xã hội cho tới các công cụ truyền thông ngoại tuyến. Điều này có nghĩa là chúng cần phải đơn giản, trực tiếp, dễ nhớ và dễ hiểu.
Thông điệp cốt lõi chính là bản chất của thương hiệu hay công ty. Nó duy nhất là của bạn. Cho dù có những công ty khác cũng bán những sản phẩm tương tự, ví dụ như camera hay dụng cụ sửa chữa ống nước, thì những công ty này đều có sự khác biệt về văn hóa, chính sách chăm sóc khách hàng, giá cả và các yếu tố khác.
Thông điệp cốt lõi cần phải xác định rõ ràng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và phải tạo ra sự tương quan và gắn kết với khách hàng. Chỉ cho họ thấy trái tim và linh hồn của thương hiệu.

Bạn có thể mô tả công ty là gì và làm gì chỉ với một vài từ?

Điều này đôi khi rất khó khăn với những doanh nhân còn non kinh nghiệm, đặc biệt khi công ty có cung cấp những sản phẩm công nghệ có độ phức tạp cao. Việc tóm tắt được công ty bạn làm gì là rất cần thiết, hay đặc biệt hơn khách hàng sẽ có lợi ích gì từ những sản phẩm bạn cung cấp. Khi xây dựng thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp, hãy quên đi những từ như “của chúng tôi” hay “chúng tôi”, mà hãy thay thế bằng “bạn” và “của bạn”. Loại ngôn ngữ hướng ngoại này sẽ trở nên thu hút khách hàng hơn. Do đó một câu bắt đầu bằng “Chúng tôi cung cấp” có thể được viết bằng “Bạn sẽ có”.
Cũng cần bỏ những từ trống rỗng và hay bị lạm dụng như “giải pháp”. Một thông điệp cốt lõi hiệu quả sẽ truyền tải được lợi ích khách hàng nhận được khi họ sử dụng sản phẩm. Nó thu hút và nắm bắt sự quan tâm của khách hàng. Nó không phải là nơi để nói về đặc điểm của sản phẩm. Hãy tận dụng thông điệp cốt lõi của công ty nói về lợi ích như một lời hứa, và sử dụng các công cụ truyền thông để giải thích rằng bạn đã, đang và sẽ làm những gì để giữ vững lời hứa đó bằng cách cụ thể hóa các đặc điểm của sản phẩm.
Các chiến dịch quảng cáo và câu khẩu hiệu cần phải nắm bắt đúng bản chất của thông điệp cốt lõi. Bởi vì khẩu hiệu và chiến dịch quảng cáo chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định, trong khi đó thông điệp cốt lõi mới chính là trái tim và linh hồn của thương hiệu và tồn tại trong một thời gian dài. Chính vì vậy rất khó thay đổi cảm nhận của khách hàng về thương hiệu một khi chúng đã được hình thành. Do đó khi xây dựng thông điệp cốt lõi cho thương hiệu, cần phải có tầm nhìn xa và luôn kiên trì hỗ trợ sự phát triển của thương hiệu.

Theo marketingchienluoc.com

3 chiến thuật tiếp thị siêu rẻ


Các chiến lược và công cụ sau có thể là điểm khởi đầu tuyệt vời dành cho các CEO có tài chính eo hẹp muốn kích hoạt các chương trình tiếp thị với giá rẻ

Là một doanh nhân đang điều hành một công ty tự thân vận động, tiếp thị không nằm trong số những việc phải làm hàng đầu của bạn. Các công ty tự thân vận động còn đang chông chênh vì vậy những người sáng lập thường không dành quá nhiều tiền vào việc tiếp thị chính thức. Sau cùng thì các sản phẩm tuyệt vời sẽ tự bán chính chúng, vậy sao bạn phải bận tâm?
Không may là, nếu bạn không tiếp thị nhiều có nghĩa là bạn đang mất đi cơ hội lớn để làm tăng qui mô kinh doanh của mình. Nếu làm đúng, tiếp thị sẽ giúp thu hút thêm các khách hàng mới, làm thương hiệu của bạn mạnh hơn so với các đối thủ và công ty bạn sẽ có sự tăng trưởng tốt về doanh thu dài hạn. Hay nhất là: Bạn không cần phải mất tiền để thực hiện điều đó.
Các kênh tiếp thị đang phát triển theo cấp số nhân cùng với sự ra đời của truyền thông kỹ thuật số. Vì vậy, bước đầu tiên là xác định các cơ hội có thể đem lại tiếng vang lớn nhất với đồng vốn của bạn. Các chiến lược và công cụ sau có thể là điểm khởi đầu tuyệt vời dành cho các CEO có tài chính eo hẹp muốn kích hoạt các chương trình tiếp thị với giá rẻ.
Biến việc tìm kiếm có hệ thống thành người bạn tốt nhất của bạn 
Trang web của bạn thường là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng đối với khách hàng tương lai. Nhưng trước hết, bạn phải đưa được khách hàng tiềm năng đến với trang web đó. Cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất là tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO). SEO là thực hiện cải thiện nội dung và cấu trúc trang web của bạn, làm nó xuất hiện nổi bật trên các kết quả tìm kiếm tự do hoặc miễn phí. Hiểu cách xếp hạng các trang web nhất định của các thuật toán của Google, Yahoo và Bing gồm một phần là kỹ năng kỹ thuật, một phần là thuật giả kim. Tuy nhiên, có vài công cụ đơn giản có thể khiến SEO trở nên dễ dàng hơn.
Công cụ miễn phí Adwords Tool của Google có thể giúp bạn xác định các thuật ngữ tìm kiếm với số lượng nhiều nhất và phù hợp nhất với công việc kinh doanh của bạn. Tiếp theo, hãy thử công cụ kiểu như SEOmoz hoặc Raven Tools, có chi phí chưa tới 100 đô la/tháng để nhận được các khuyến nghị về các thay đổi về cấu trúc và nội dung của một trang web cụ thể. Thêm nữa, các dịch vụ này sẽ cho phép bạn theo dõi hiệu suất của các đối thủ cũng như của chính bạn tại SEO.
Trở thành bậc thầy về  Google Analytics
Khi các khách hàng tiềm năng đã tới với trang web của bạn, bạn cần làm tất cả những việc có thể làm để giữ chân họ và khiến họ chuyển đổi- có thể là tiến hành một vụ mua bán, điền một mẫu hướng dẫn hoặc xem một chương trình giới thiệu. Bạn phải làm việc chăm chỉ để giữ các khách hàng tiềm năng lại với trang web của bạn chứ không phải là tận dụng hết mức những vị khách này khi họ ghé thăm trang web. Lời khuyên của chúng tôi là: Trở thành chuyên gia về Google Analytics.
Google Analytics còn hơn cả một công cụ đo lường đơn giản về lượng khách ghé thăm trang web hằng tháng. Google cung cấp hơn 200 kích thước và các số liệu để giúp bạn phân khúc các khách truy cập trang web dựa trên laoị trình duyệt, thiết bị di động, hành vi nhấp chuột, địa lý hoặc các biến số khác. Phân khúc các khách hàng sẽ cho phép bạn kết nối với khách hàng thực sự với nội dung phù hợp để tăng sự chuyển đổi và các đơn hàng được chốt.
Lắng nghe khách hàng của bạn
Giờ đây khi bạn đã đưa được khách tới với trang web của mình và đã chuyển họ thành khách hàng, bạn cần giữ cho họ luôn hạnh phúc và trung thành. Điều đó bắt đầu với việc lắng nghe. Khi mở công ty, chắc hẳn bạn đã biết rõ các khách hàng đầu tiên của mình. Nhưng khi bạn đã có hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn khách hàng, bạn sẽ làm thế nào để gần tất cả họ? Câu trả lời là hãy sử dụng các công cụ phản hồi số.
Các công cụ phản hồi số có thể chia thành hai loại: trưng cầu và không được yêu cầu. Mỗi loại phục vụ cho một mục đích riêng biệt.
Phản hồi không được yêu cầu thường xuất hiện dưới dạng các số liệu khôn gtheo cấu trúc trong các blog, truyền thông xã hội và các cổng thông tin đánh giá trực tiếp. Có rất nhiều dịch vụ tốn kém cho phép các công ty theo dõi các thông tin phản hồi loại này, nhưng với các công ty các nguồn lực hạn chế thì Google Alerts là công cụ nghe đầu tiên của bạn. Google Alerts cho phép bạn theo dõi những lần thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn (hoặc của đối thủ của bạn) được nhắc đến đầu tiên trong các câu chuyện mới và khắp cá trang web.
Sau đó, hãy thử các dịch vụ như SocialMention, Trackur hoặc  Sprout Social, được miễn phí hoặc chỉ có chi phí dưới 100 đô la/ tháng để theo dõi những lần thương hiệu của bạn được nhắc đến trên các mạng xã hội và diễn đàn. Những công cụ này không cung cấp các phân tích chuyên sâu, nhưng ít nhất chúng sẽ giúp bạn tìm thấy những lời đề cập không hay về công ty bạn.
Các phản hồi trưng cầu có sự khác biệt hoàn toàn. Các bản khảo sát trực tuyến cho phép các công ty nắm bắt được các ý kiến phản hồi cụ thể hơn từ các khách hàng ở qui mô nhất định.   Survey Monkey và Survey Gizmo là hai sản phẩm khảo sát nổi tiếng nhất trên thị trường và mỗi loại đều có một mức giá lựa chọn ít hơn 100 đô la/tháng. Với các khảo sát này, bạn có thể hỏi các khách hàng các câu hỏi giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, việc tiếp thị và bán hàng mà không cần lo lắng thế giới nghe được các ý kiến phản hồi quan trọng và quý giá.
Với các công ty tự thân vận động, việc tiếp thị không nên theo kiểu suy nghĩ sau khi hành động, nhất là khi bạn có thể tùy ý sử dụng rất nhiều công cụ tiếp thị số vừa mới vừa rẻ.
(Dịch từ Inc)

Làm gì khi khách hàng từ chối ?



làm gì khi khách hàng từ chối
Không ít nhân viên tiếp thị và bán hàng đã phải thừa nhận rằng việc thu hút các khách hàng mới khó khăn không kém gì câu cá bằng một sợi dây và cái sào. Họ biết rằng không phải “chú cá” khách hàng nào cũng dễ cắn câu với những mồi câu thông thường. Nghệ thuật câu cá nằm ở chỗ phải chọn được mồi câu thích hợp.
Thay vào đó, bạn hãy đưa ra một viễn cảnh mới mẻ.
Đối với những khách hàng này, bước đầu tiên là tránh động đến những vấn đề về lòng trung thành. Đừng vội để ‎ý tới việc liệu khách hàng có thoả mãn hay không với những sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng, chắc chắn, họ có cảm giác gắn bó nhất định với nhà cung cấp mà họ đã từng giao dịch trong một thời gian.

1. “Tôi đang giao dịch với một đối thủ cạnh tranh của bạn”.
Đây là một câu nói mà các công ty thường nghe được từ không ít các khách hàng tiềm năng. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều có các khách hàng quan trọng – những người bạn luôn mơ ước thu hút về với mình.
Dưới đây là năm trường hợp khách hàng biểu hiện sự từ chối và những chiến lược tương ứng giúp bạn biến ước mơ của mình thành hiện thực:
Mặc dù, khoảng cách giữa ước mơ câu được những con cá to và hiện thực câu cá không phải lúc nào cũng trùng khít, nhưng bạn không nên hết hy vọng. Luôn có những cách hiệu quả giúp bạn có được các khách hàng mới như mong muốn cho dù họ có tỏ ra đôi chút khiên cưỡng.
Tuy nhiên, việc lôi kéo các khách hàng mới mua sắm sản phẩm/dịch vụ luôn là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Chắc không ít lần, bạn sẽ gặp phải các khách hàng khó tính và sự từ chối thẳng thằng. Trong những trường hợp như vậy đòi hỏi ở bạn một nghệ thuật giao tiếp khéo léo.
Không thể phủ nhận vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh doanh của bất cứ công ty nào. Nếu bạn muốn sản phẩm/dịch vụ của mình được tiêu thụ mạnh trên thị trường, thì yếu tố đầu tiên chính là không ngừng đẩy mạnh số lượng khách hàng.
2. “Giá của bạn quá đắt”. Đây là lời phàn nàn của những khách hàng trong mơ của bạn về yếu tố giá cả.
Bên cạnh đó, bạn cần nhấn mạnh rằng khách hàng sẽ không có gì để mất khi lắng nghe bạn nói. “Mục đích là để họ nghe thông điệp của bạn”, James Schofield – chủ tịch trang web www.ImprovSelling.com chuyên về đào tạo bán hàng – cho biết, “Không phải lúc nào, bạn cũng giành thắng lợi, nhưng ít nhất bạn đã tác động được phần nào đến suy nghĩ của họ”.
Hãy hỏi xem liệu nhà cung cấp hiện tại có đang đem lại cho họ một điều gì đó mới mẻ – một ý tưởng mới hay một phương thức mới”, Alan Weiss, tác giả cuốn best-seller “How to Write A Proposal that’s Accepted Every Time” (Một đề xuất bán hàng được chấp nhận vào mọi thời điểm), cho biết, “Không ít khách hàng sẵn lòng thay đổi các nhà cung cấp họ đã gắn bó lâu dài chỉ vì muốn có một cảm giác tươi mới”.
Bạn cũng nên tránh lạm dụng việc giảm giá bởi điều đó chỉ hạ thấp giá trị việc bạn đang làm. “Hãy hỏi các khách hàng xem liệu điều gì khiến họ sẵn lòng móc hầu bao”, Elaine Berke một chuyên gia làm việc tại công ty tư vấn EBI Consulting, cho biết.
Vấn đề thực sự nằm ở giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Bằng việc nói rằng giá của bạn quá đắt cho thấy khách hàng chưa hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đem lại cho họ điều gì. Do vậy, mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào cách giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn. “Hãy bỏ qua yếu tố giá cả”, Weiss cho biết, “Nhiệm vụ của bạn là cho khách hàng thấy những gì bạn sẽ đem lại cho họ. Không có gì là quá đắt đỏ nếu các khách hàng nhìn thấy rõ giá trị của nó”.
Deren cũng đề xuất việc thiết lập mối quan hệ mạng lưới càng rộng càng tốt, để làm sao giữa bạn và khách hàng bao giờ cũng có một người quen trung gian nào đó. Nếu làm được điều này, khách hàng sẽ có cảm giác thân thiện với bạn hơn. Nếu không được như thế, thì một chút hiểu biết liên quan tới khách hàng cũng có thể gây ấn tượng khá tốt. Khi đó, “Họ sẽ cho rằng bạn là một trong số ít người có thể trò chuyện”, Deren nói.
Từ đó, bạn hãy cố gắng tìm ra lý do tại sao khách hàng lại băn khoăn về vấn đề thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tiến hành một vài nghiên cứu thấu đáo để xem điều gì đang xảy ra với họ. Hãy kiểm tra các bài báo và tìm kiếm trên Internet những thông tin gần đây về khách hàng. Sau đó, xem xét xem sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được những nhu cầu của họ không. “Các khách hàng có thể đang bận tâm giải quyết một vấn đề riêng tư nào đó”, Chris Deren, CEO của hãng SellMasters chuyên về tư vấn kinh doanh, cho biết, “Hãy cho họ hiểu rằng những gì bạn làm có thể  giúp đỡ họ ít nhiều, hay ít nhất cũng không làm mất thời gian của họ”.
Tuy nhiên, bạn hãy can đảm: dù sao khách hàng ít nhất cũng có thời gian để nói rằng họ không có thời gian. Và như vậy là “họ đã nói chuyện với bạn đấy!”, Berke nói, “Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có cơ hội”.
3. “Tôi không có thời gian nói chuyện với bạn”.
Cũng như tiền bạc, thời gian là một tài sản mà các khách hàng tiềm năng không muốn chia sẻ với bạn.
Bạn cần đảm bảo rằng các lợi ích là tương thích với những mục tiêu cụ thể của khách hàng. Hãy tìm hiểu về những gì thực sự quan trọng với họ để từ đó giải thích rõ các vấn đề của khách hàng sẽ được cải thiện như thế nào: “Nếu bạn phớt lờ các nhu cầu cụ thể của khách hàng, bạn sẽ không đạt được gì cả ngoài những lời nói sáo rỗng” Schofield, cho biết.
Trong trường hợp này, bạn cần nhấn mạnh tới kết quả của những lời chào mời, chứ không phải tới bản thân sản phẩm/dịch vụ. “Ví dụ, có quá nhiều công ty nói về cách thức sử dụng mà không đề cập tới khách hàng sẽ được lợi gì từ việc sử dụng”, Weiss cho biết, “Bạn phải tập trung vào các kết quả đem lại”. Điều đó đồng nghĩa với việc cho các khách hàng thấy họ sẽ có được những lợi ích gì – chẳng hạn như thuế thấp, tiết kiệm chi phí,…

4. “Tôi không nhìn thấy bất cứ giá trị nào trong lời chào mời của bạn”.
 Điều này cũng bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của khách hàng về bạn, mặc dù những gì bạn chào bán thực sự có giá trị.
Nguyên tắc số 1: hãy xin lỗi mà không có bất cứ lời giải thích hay bào chữa nào biện hộ cho những gì xảy ra trong quá khứ, thậm chí cả khi điều đó không khiến cho các khách hàng này quay trở lại. Sau đó khẳng định rằng vấn đề này chắc chắn sẽ không xảy ra lần thứ hai – rằng một lỗi kỹ thuật nào đó đã được khắc phục hay một nhân viên có vấn đề không còn làm việc trong công ty nữa. Bạn hãy cung cấp cho họ một vài chứng thực nhất định từ các khách hàng khác liên quan tới vấn đề khúc mắc trước đây.

5. “Nó không phát huy hiệu quả trong lần gần đây nhất”. 
Đây là một lời từ chối khéo của các khách hàng cũ của bạn – những người đã ra đi trong một hoàn cảnh không mấy dễ chịu mặc dù bạn thiết tha níu kéo.
Cuối cùng, bất luận trong trường hợp nào, bạn hãy đề cập tới những sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại các giá trị hoàn toàn mới mẻ – điều đó, cùng với một lời giải thích chân thành, bạn hoàn toàn có thể làm mềm lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
Sưu tầm: kienthuckinhte.com

Tiếp sinh lực cho hoạt động bán hàng



Trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, tiến hành những đợt quảng bá tiếp thị theo cách mới lạ là rất cần thiết. Nếu gặp phải những khó khăn hay cần tái khởi động trong hoạt động bán hàng, bạn nên tham khảo những bước đi dưới đây để tiếp sinh lực cho công việc kinh doanh.
Tái thiết lập cơ chế lắng nghe khách hàng
Cách tiếp thị thông minh phụ thuộc rất nhiều vào việc lắng nghe khách hàng. Không chỉ cần nắm bắt họ là ai và những gì họ mua sắm, mà nên biết cả lý do họ mua hàng và đặc biệt là vì sao họ chọn lựa mua sắm sản phẩm của bạn.
Hãy gia tăng nỗ lực trong việc giao tiếp với khách hàng thông qua truyền thông xã hội, email và blog, đồng thời khuyến khích đội ngũ nhân viên bán hàng đón nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng.
Thông báo những chương trình quảng bá đặc biệt
Nên vận dụng cách trao thưởng hay chương trình khuyến mãi nhỏ để thu hút khách hàng đến với các đợt tiếp thị ngắn hạn.
Những người tiêu dùng quan tâm đến giá cả luôn tìm đến những gói sản phẩm hoặc dịch vụ có giá tốt và vì thế, khuyến mãi sẽ tiếp tục là cách thuyết phục hầu hết các nhóm khách hàng khác nhau.
Coupon ngày càng có sức hút hơn và một hiện tượng bạn cần lưu ý là đang có sự gia tăng trong việc sử dụng coupon trực tuyến.
Tân trang hệ thống quản lý khách hàng tiềm năng
Theo dõi khách hàng tiềm năng và lôi kéo họ hành động là điều không thể xem nhẹ trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Cần căn dặn các nhân viên khi nhận được cuộc gọi đến của khách phải hỏi khéo rằng họ đã biết đến doanh nghiệp của bạn bằng cách nào. Luôn dõi theo sát sao những người tìm đến doanh nghiệp thông qua các kênh quảng cáo trực tuyến, trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Tập trung vào những ý tưởng mới lạ
Để tạo ra những ý tưởng mới hữu ích, hãy thôi thúc mọi người sáng tạo và cải tiến bằng cách thường xuyên tiến hành các cuộc thi đua động não tìm kiếm ý tưởng mới và khen thưởng thích đáng những cá nhân đưa ra được những ý tưởng xuất sắc. Tái thiết kế những chương trình giữ chân khách hàng.
Nếu thường xuyên gửi email hoặc thực hiện quảng bá trực tiếp dành cho các khách hàng thì bạn nên dùng email để thông báo đến họ những gói sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt với giá hữu nghị hằng tuần hoặc hai tuần một lần.
Sẽ không quá lâu, bạn sẽ nhận thấy rằng đâu là những thông điệp và gói ưu đãi hiệu quả nhất để giữ chân khách hàng và bán được nhiều hàng hơn, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Làm tốt hơn trách nhiệm đối với cộng đồng
Khi mà trách nhiệm xã hội ngày càng được coi trọng, khách hàng luôn muốn doanh nghiệp là công dân tốt trong xã hội nên đây rõ ràng là quãng thời gian tốt nhất để bạn cam kết thực hiện những hoạt động phi lợi nhuận. Nếu có thể, nên tiến hành cung cấp những gói dịch vụ miễn phí hoặc thực hiện những chương trình khuyến mãi nhằm gây quỹ từ thiện.

Đổi mới nội dung quảng bá
Website thường là nơi đầu tiên khách hàng tiềm năng tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, do đó cần đảm bảo hình ảnh và chủ đề website phải được cập nhật kịp thời.
Hãy tưởng tượng một khách hàng đang dõi theo trình tự tham quan trên website của bạn thông qua các bước mua hàng được hướng dẫn cụ thể và làm sao để tất cả mọi dữ liệu và thông điệpmà họ tiếp xúc đều phải thật trôi chảy và dễ nhớ.
Với số lượng người mua hằng ngày một tăng trên thế giới trực tuyến, cải tiến website chính là bước đi tuyệt vời để cải thiện doanh số bán hàng.
Nguồn: www.kienthuckinhte.com

Phát triển kênh bán hàng từ nguồn giới thiệu


Một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để có thêm nhiều khách hàng mới. Một vài cách làm phổ biến hiện nay của đa số doanh nghiệp là tăng cường thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng chưa quen biết, quảng cáo, xây dựng trang web…

Tuy nhiên, Joane Black – tác giả của cuốn sách No More Cold Calling (tạm dịch: Bí quyết bán hàng qua sự giới thiệu) đã chỉ ra cách làm dễ dàng và hiệu quả hơn là thông qua sự giới thiệu của người khác. Hy vọng những lời khuyên dưới đây được rút ra từ cuốn sách trên sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn kênh bán hàng này.
Theo định nghĩa của các chuyên gia, giới thiệu khách hàng (referral) là trường hợp một người kết nối doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác với hy vọng rằng cả hai bên đều sẽ có lợi khi có quan hệ hợp tác với nhau.
Khái niệm này khác với người giới thiệu khách hàng (reference), được hiểu là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp sẵn sàng nói những thông tin có lợi cho doanh nghiệp hoặc chính nhân viên bán hàng có khả năng chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng tương lai.
Nghiên cứu cho thấy có hơn 50% các cơ hội bán hàng được tạo ra từ các trường hợp giới thiệu khách hàng sẽ dẫn đến kết quả bán hàng thành công cho doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các phương pháp phát triển cơ hội bán hàng (lead) khác, vốn chỉ đạt tỷ lệ dưới 10%.
Ngoài ra, doanh số trung bình của các giao dịch bán hàng nhờ ở việc giới thiệu khách hàng cũng lớn hơn nhiều so với doanh số do các hình thức bán hàng khác tạo ra.
Giới thiệu khách hàng hiệu quả hơn các hình thức tạo cơ hội bán hàng khác đơn giản vì cách làm này giúp loại bỏ đắn đo của người tiêu dùng trước khi mua hàng. Do đó, Joane Black cho rằng để khai thác tốt kênh bán hàng này, các doanh nghiệp cần tuân thủ năm nguyên tắc sau đây:
1. Chỉ nhờ những người đã tin tưởng doanh nghiệp giới thiệu khách hàng mới
Việc giới thiệu khách hàng mới sẽ đạt hiệu quả cao khi chính người giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp đã hiểu biết rõ và tin tưởng doanh nghiệp.
Thông thường, những trường hợp giới thiệu khách hàng tốt nhất do những người mà các nhân viên của doanh nghiệp quen biết từ bên ngoài môi trường kinh doanh, chẳng hạn bạn bè, người thân, hàng xóm.
Khách hàng hiện tại cũng là một nguồn giới thiệu khách hàng mới hiệu quả khác, nhưng chỉ nên nhờ những khách hàng nào đã được doanh nghiệp giúp đỡ thành công.
2. Nên đặt trong một tình huống tự nhiên
Bán hàng qua sự giới thiệu của người khác là một hoạt động mang tính xã giao rất cao, do đó làm sao tạo cho người được giới thiệu cảm giác như đang gặp gỡ bạn bè hơn là bước vào một gặp gỡ trịnh trọng giữa kẻ bán và người mua.
Nên tập trung vào việc xây dựng quan hệ hơn là việc giới thiệu sản phẩm và bán hàng.
3. Đề nghị người giới thiệu hành động
Nên đề nghị người tin tưởng doanh nghiệp thực hiện một hành động nào đó để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và người được giới thiệu, chứ không dừng lại ở việc cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về khách hàng tiềm năng, sau đó người giới thiệu cần báo lại cho doanh nghiệp biết đã thực hiện xong hànhđộng đó.

4. Liên lạc ngay với người vừa được giới thiệu
Ngay sau khi nhận được tin báo của người giới thiệu, doanh nghiệp cần liên lạc ngay với khách hàng tiềm năng.
Nếu để quá lâu mới liên lạc, người được giới thiệu có thể đã quên mất mọi chuyện đã trao đổi với người giới thiệu.

5. Thành tâm cảm ơn người giới thiệu
Trong vòng một ngày sau khi nhận được tin báo về khách hàng tiềm năng từ người giới thiệu, hãy lập tức cảm ơn người giới thiệu.
Sau khi liên hệ được với khách hàng tiềm năng, nên gửi thư cho người giới thiệu để cảm ơn lần nữa.
Cuối cùng, nếu khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mới của doanh nghiệp thì cần làm điều gì đó ấn tượng hơn để đánh giá cao sự giúp đỡ của người giới thiệu.

3 chiến thuật tiếp thị siêu rẻ


Các chiến lược và công cụ sau có thể là điểm khởi đầu tuyệt vời dành cho các CEO có tài chính eo hẹp muốn kích hoạt các chương trình tiếp thị với giá rẻ

Là một doanh nhân đang điều hành một công ty tự thân vận động, tiếp thị không nằm trong số những việc phải làm hàng đầu của bạn. Các công ty tự thân vận động còn đang chông chênh vì vậy những người sáng lập thường không dành quá nhiều tiền vào việc tiếp thị chính thức. Sau cùng thì các sản phẩm tuyệt vời sẽ tự bán chính chúng, vậy sao bạn phải bận tâm?
Không may là, nếu bạn không tiếp thị nhiều có nghĩa là bạn đang mất đi cơ hội lớn để làm tăng qui mô kinh doanh của mình. Nếu làm đúng, tiếp thị sẽ giúp thu hút thêm các khách hàng mới, làm thương hiệu của bạn mạnh hơn so với các đối thủ và công ty bạn sẽ có sự tăng trưởng tốt về doanh thu dài hạn. Hay nhất là: Bạn không cần phải mất tiền để thực hiện điều đó.
Các kênh tiếp thị đang phát triển theo cấp số nhân cùng với sự ra đời của truyền thông kỹ thuật số. Vì vậy, bước đầu tiên là xác định các cơ hội có thể đem lại tiếng vang lớn nhất với đồng vốn của bạn. Các chiến lược và công cụ sau có thể là điểm khởi đầu tuyệt vời dành cho các CEO có tài chính eo hẹp muốn kích hoạt các chương trình tiếp thị với giá rẻ.
Biến việc tìm kiếm có hệ thống thành người bạn tốt nhất của bạn 
Trang web của bạn thường là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng đối với khách hàng tương lai. Nhưng trước hết, bạn phải đưa được khách hàng tiềm năng đến với trang web đó. Cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất là tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO). SEO là thực hiện cải thiện nội dung và cấu trúc trang web của bạn, làm nó xuất hiện nổi bật trên các kết quả tìm kiếm tự do hoặc miễn phí. Hiểu cách xếp hạng các trang web nhất định của các thuật toán của Google, Yahoo và Bing gồm một phần là kỹ năng kỹ thuật, một phần là thuật giả kim. Tuy nhiên, có vài công cụ đơn giản có thể khiến SEO trở nên dễ dàng hơn.
Công cụ miễn phí Adwords Tool của Google có thể giúp bạn xác định các thuật ngữ tìm kiếm với số lượng nhiều nhất và phù hợp nhất với công việc kinh doanh của bạn. Tiếp theo, hãy thử công cụ kiểu như SEOmoz hoặc Raven Tools, có chi phí chưa tới 100 đô la/tháng để nhận được các khuyến nghị về các thay đổi về cấu trúc và nội dung của một trang web cụ thể. Thêm nữa, các dịch vụ này sẽ cho phép bạn theo dõi hiệu suất của các đối thủ cũng như của chính bạn tại SEO.
Trở thành bậc thầy về  Google Analytics
Khi các khách hàng tiềm năng đã tới với trang web của bạn, bạn cần làm tất cả những việc có thể làm để giữ chân họ và khiến họ chuyển đổi- có thể là tiến hành một vụ mua bán, điền một mẫu hướng dẫn hoặc xem một chương trình giới thiệu. Bạn phải làm việc chăm chỉ để giữ các khách hàng tiềm năng lại với trang web của bạn chứ không phải là tận dụng hết mức những vị khách này khi họ ghé thăm trang web. Lời khuyên của chúng tôi là: Trở thành chuyên gia về Google Analytics.
Google Analytics còn hơn cả một công cụ đo lường đơn giản về lượng khách ghé thăm trang web hằng tháng. Google cung cấp hơn 200 kích thước và các số liệu để giúp bạn phân khúc các khách truy cập trang web dựa trên laoị trình duyệt, thiết bị di động, hành vi nhấp chuột, địa lý hoặc các biến số khác. Phân khúc các khách hàng sẽ cho phép bạn kết nối với khách hàng thực sự với nội dung phù hợp để tăng sự chuyển đổi và các đơn hàng được chốt.
Lắng nghe khách hàng của bạn
Giờ đây khi bạn đã đưa được khách tới với trang web của mình và đã chuyển họ thành khách hàng, bạn cần giữ cho họ luôn hạnh phúc và trung thành. Điều đó bắt đầu với việc lắng nghe. Khi mở công ty, chắc hẳn bạn đã biết rõ các khách hàng đầu tiên của mình. Nhưng khi bạn đã có hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn khách hàng, bạn sẽ làm thế nào để gần tất cả họ? Câu trả lời là hãy sử dụng các công cụ phản hồi số.
Các công cụ phản hồi số có thể chia thành hai loại: trưng cầu và không được yêu cầu. Mỗi loại phục vụ cho một mục đích riêng biệt.
Phản hồi không được yêu cầu thường xuất hiện dưới dạng các số liệu khôn gtheo cấu trúc trong các blog, truyền thông xã hội và các cổng thông tin đánh giá trực tiếp. Có rất nhiều dịch vụ tốn kém cho phép các công ty theo dõi các thông tin phản hồi loại này, nhưng với các công ty các nguồn lực hạn chế thì Google Alerts là công cụ nghe đầu tiên của bạn. Google Alerts cho phép bạn theo dõi những lần thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn (hoặc của đối thủ của bạn) được nhắc đến đầu tiên trong các câu chuyện mới và khắp cá trang web.
Sau đó, hãy thử các dịch vụ như SocialMention, Trackur hoặc  Sprout Social, được miễn phí hoặc chỉ có chi phí dưới 100 đô la/ tháng để theo dõi những lần thương hiệu của bạn được nhắc đến trên các mạng xã hội và diễn đàn. Những công cụ này không cung cấp các phân tích chuyên sâu, nhưng ít nhất chúng sẽ giúp bạn tìm thấy những lời đề cập không hay về công ty bạn.
Các phản hồi trưng cầu có sự khác biệt hoàn toàn. Các bản khảo sát trực tuyến cho phép các công ty nắm bắt được các ý kiến phản hồi cụ thể hơn từ các khách hàng ở qui mô nhất định.   Survey Monkey và Survey Gizmo là hai sản phẩm khảo sát nổi tiếng nhất trên thị trường và mỗi loại đều có một mức giá lựa chọn ít hơn 100 đô la/tháng. Với các khảo sát này, bạn có thể hỏi các khách hàng các câu hỏi giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, việc tiếp thị và bán hàng mà không cần lo lắng thế giới nghe được các ý kiến phản hồi quan trọng và quý giá.
Với các công ty tự thân vận động, việc tiếp thị không nên theo kiểu suy nghĩ sau khi hành động, nhất là khi bạn có thể tùy ý sử dụng rất nhiều công cụ tiếp thị số vừa mới vừa rẻ.
(Dịch từ Inc)

7 bước chào hàng hiệu quả.



Chào hàng là bước mấu chốt trong chu trình đưa sản phẩm đến với khách hàng, vì vậy nó mang tính chất quyết định khi  bạn có được cuộc bán hàng thành công hay không.
Nếu bạn đang có những kinh nghiệm về chào hàng cũng đừng nên bỏ qua vài gợi ý hữu ích sau đây.
1. Nêu bật những lợi ích. Bạn có thể kể cho khách hàng nghe mọi thứ tuyệt hảo nhất mà sản phẩm của bạn mang đến cho họ cũng như hàng loạt các tính năng bổ trợ khác, song điều họ thật sự muốn biết chính là những sản phẩm ấy sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ tốt đẹp hơn như thế nào, liệu nó có giúp công việc trở nên dễ dàng hơn không, có cho phép họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình không… Vì vậy, hãy cố gắng cho họ biếtrõ các lợi ích cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang tìm khách hàng.
2. Có được dòng tiêu đề đầy sức hấp dẫn. Khi thấy mẫu quảng cáo hay bất cứ lời giới thiệu nào về sản phẩm hay dịch vụ, khán giả thường có khuynh hướng lướt qua những dòng văn đầu tiên.
Do đó, dòng tiêu đề của bạn phải làm sao chiếm trọn được sự chú ý của họ và lôi cuốn họ đọc nhiều hơn, lâu hơn. Hãy sử dụng các lợi ích nêu bật ngay trong dòng tiêu đề.
3. Tránh dùng nhiều thuật ngữ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều những ký tự viết tắt hay các cụm từ riêng mang tính chuyên sâu trong văn phong quảng cáo, có thể bạn sẽ tạo nên cảm giác xa lạ đối với các khách hàng tiềm năng vì họ bị rối trí. Do đó, hãy viết sao cho mọi độc giả đều dễ dàng hiểu trọn thông điệp quảng cáo.
4. Sử dụng những lời nhận xét uy tín. Những trích đoạn đáng tin cậy từ các khách hàng thân thiết và yêu mến doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm thêm khách hàng mới. Mọi người đều muốn hợp tác với doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường.
5. Cá nhân hóa. Hãy đàm thoại trực tiếp với các độc giả. Sử dụng các từ ngữ “bạn”, “của bạn” thay vì “quý khách” hay “khách hàng” nhằm tạo sự thân thiện để lôi kéo người đọc trong lời chào hàng.
6. Mời gọi người đọc hành động. Đừng bao giờ buộc người đọc thông tin phải tìm kiếm địa chỉ liên hệ của bạn. Nhất thiết phải đính kèm địa chỉ email và số điện thoại trong mọi lời kêu gọi hành động.
7. Ngôn từ quảng cáo trên website. Văn phong bạn viết trên brochure quảng cáo hay thư giới thiệu sản phẩm có thể sẽ được định dạng rất khác so với dòng chào hàng sử dụng trên website.
Hãy lưu ý một số yếu tố đặc trưng khi viết nội dung quảng cáo trên website sau đây:
- Sử dụng đúng các cụm từ khóa. Nên tìm hiểu xem đâu là những cụm từ khóa hay các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên website. Đính kèm các cụm từ ấy vào dòng quảng cáo sẽ giúp bạn đến với các khách hàng mới.
- Viết các đoạn văn ngắn. Hãy ngắt những bài viết dài thành nhiều đoạn nhỏ nhằm giúp văn bản trực tuyến dễ đọc hơn với độc giả. Nếu đoạn văn trông quá lê thê, dài dằng dặc và gây cảm giác khó có thể đọc hết thì hẳn nhiên, mọi người sẽ nhấp chuột sang trang khác.
- Sử dụng các đề mục nhỏ. Các đầu đề nhỏ sẽ giúp khách hàng tương lai dễ dàng nhấp chuột lướt qua toàn bộ bài viết và dừng ngay tại những phần nào lôi cuốn họ nhiều nhất.

Kĩ năng vàng cho nghề Sales



kỹ năng cho nghề bán hàng
Khi tìm người cho vị trí nhân viên sales (nhân viên kinh doanh) hay cao hơn là quản lý sales, nhà tuyển dụng cần các ứng viên có các kỹ năng gì?
Là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên sales giỏi. Bằng khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán của mình, bạn có thể tạo dựng nên các mối quan hệ tốt với những khách hành tiềm năng hay các đối tác kinh doanh, các đại lý kinh doanh… Khả năng giao tiếp này được thể hiện ở việc bạn có thể giao tiếp tốt thông qua nhiều hình thức như gặp mặt trực tiếp, email, thư tay hay điện thoại.
Một khi đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng thì bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Bởi vậy, bạn hãy trau dồi trả năng giao tiếp, thuyết trình của mình ngay từ bây giờ bằng cách tập nói nhiều hơn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay tham gia một khóa học giao tiếp bài bản.
Linh hoạt, nhạy bén
Để nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Công đoạn từ tìm kiếm khách hàng đến việc khách hàng lựa chọn sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Vì vậy, bạn phải luôn bám sát tâm lý của khách hàng để có thể phục vụ họ kịp thời.
Phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mình bán
Để “đụng đâu biết đấy” chứ không ú ớ, quên quên nhớ nhớ kiểu “Hình như sản phẩm này có công dụng là…” khi khách hàng thắc mắc. Phải làm cho sản phẩm của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang bán cái gì thi bạn mới bán được nó.
Có vốn hiểu biết sâu rộng
Người làm sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, họ cần phải có kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa để có thể nói chuyện được với nhiều người với những sở thích, mối quan tâm khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề sales như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

Nhân viên sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số và từ phía khách hàng
Một thực tế đầy thách thức đối với nhân viên sales là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.
Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao
Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Để có thể có được một lần khách hàng đồng ý thì họ phải mất 10, 20 hoặc có thể nhiều hơn nữa những lần chào hàng. Nếu bạn là người mới vào nghề thì thật khó khăn cho bạn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, salesman chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó. Bạn hãy đếm những lần khách hàng gạt đầu với bạn, còn những lần từ chối thì hãy quên nhanh đi và coi rằng đó là những trở ngại mình cần phải vượt qua để đạt được sự thành công lớn hơn.
Giữ nụ cười luôn trên môi và bề ngoài chỉn chu
Bạn luôn cởi mở, tươi cười thì khách hàng tiềm năng của bạn mới có hứng thú nói chuyện với bạn chứ chưa phải nói đến chuyện họ đồng ý mua hay hợp tác với bạn thì còn đòi hỏi cao hơn. Vẻ bề ngoài gọn gàng, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự vừa giúp người làm sales tự tin hơn vừa cho khách hàng thấy vẻ chuyên nghiệp, lịch sự của họ.
Bên cạnh đó, người làm sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.
- Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.
- Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.
Trên đây là những điều kiện chung cho nghề sales. Nếu bạn muốn đạt được đến vị trí quản lý sales (giám sát bán hàng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh) thì không chỉ phải hoàn thiện các điều kiện trên kia thì bạn cần phải có khả năng quản lý, phối hợp các nhân viên sales.
                                                                                                                       Nguồn: Hieuhoc