Nhìn vào hình trên, các bạn có thể hình dung được chức năng của các thùy não..trực quan, sinh động hơn mọi điều giải thích. Blog kynangcuocsongsẽ không giải thích gì thêm. Và dưới đây, blog kynangcuocsong sẽ giới thiệu một số gợi ý khơi dậy tiềm năng, nâng cao năng lực tiếp thu các thùy não.
Khơi dậy tiềm năng, nâng cao khả năng tiếp thu của thùy não trái?
THUỲ TRÁN TRƯỚC: Phán đoán – nhận biết bản thân.
- Kiên trì viết nhật kỵ́ (Ghi chép toàn bộ những tư tưởng tình cảm hồi ức của mình).
- Hàng ngày làm những hành vi cử chỉ nâng cao lòng tự tôn của mìnḥ (Khẳng định thành tích của mình, nói những lời tự khích lệ).
- Nâng cao năng lực tổ chức biểu đạt ngôn ngữ.
- Tăng cường năng lực suy luận lôgíc.
THÙY TRÁN: Suy luận lôgic – biểu đạt ngôn ngữ.
- Tích cực bồi dưỡng khả năng nghe nói đọc viết. Tăng cường năng lực diễn đạt ngôn ngữ.
- Mở rộng kiến thức cơ bản, sử dụng phương pháp suy luận lôgíc để khái quát lên vấn đề và đưa ra các khái niệm.
- Tăng cường năng lực trí nhớ bằng cách chuyển ghi nhớ bằng văn tự sang ghi nhớ bằng biểu đồ, sơ đồ (Hình ảnh). Chơi những trò chơi liên quan đến suy luận lôgíc. Luyện phương pháp suy luận quy nạp giải quyết vấn đề.
THUỲ ĐỈNH: Phân biệt vị trí – phối hợp hoạt động.
- Luyện tập đi trên cầu thăng bằng, chơi những trò chơi mang tính phản xạ cao.
- Học nghiêm túc một môn thể thao: Bơi, võ thuật…
- Học thuật YOGA để dưỡng thân và học cách dùng ý nghĩ để kiềm chế hành động bột phát.
- Ghi chép lại những suy nghĩ, cách nghĩ nảy ra khi vận động.
THUỲ THÁI DƯƠNG: Phân biệt âm thanh – lý giải ngôn ngữ.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực kết hợp nhìn và nghe trong quá trình học tập.
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, lòng tự tin.
- Năng tham gia kể chuyện, diễn thuyết để nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ.
- Lưu ý ghi chép lại những câu danh ngôn…
THUỲ CHẨM: Phân biệt hình ảnh – lý giải hình ảnh.
- Năng tiếp xúc với thiên nhiên, thăm quan vườn thú hoặc tham quan bảo tàng nhằm tăng cường nhận thức và tiếp thu thêm kiến thức.
- Cần hiểu biết về sức mạnh của tự nhiên, biết coi trọng và quý trọng tính mạng.
- Năng đọc sách để tích luỹ kiến thức tổng hợp.
Khơi dậy tiềm năng, nâng cao khả năng tiếp thu của thùy não phải?
THUỲ TRÁN TRƯỚC: Xây dựng mục tiêu – quan hệ lãnh đạo.
- Hướng dẫn thực hiện mục tiêu học tập rõ ràng, động cơ học tập chính xác.
- Trong giao tiếp nên đặt mình các vị trí của người khác để suy nghĩ. Tăng cường năng lực biểu đạt ngôn ngữ, lý giải ngôn ngữ, mới có được năng lực điều chỉnh trong giao tiếp một cách tốt nhất.
- Tham gia luyện tập diễn thuyết hùng biện, bồi dưỡng lòng tự tin. Chú ý quản lý thời gian học tập và sinh hoạt hàng ngày.
THUỲ TRÁN: Sáng tạo – tưởng tượng.
- Dùng phương pháp học tập bằng hình tượng để tăng cường năng lực lý giải trí nhớ.
- Trong học tập nên mạnh dạn thực hiện phương án giải quyết mà mình đã nghĩ ra, phát huy tính sáng tạo.
- Nâng cao năng lực liên tưởng, tuy nhiên tránh xa rời thực tế.
- Nâng cao năng lực sáng tạo và liên tưởng.Tham gia các khoá học về thủ công mỹ nghệ, hội hoạ. Bồi dưỡng lòng tự tin và năng lực phối hợp tay và mắt.
THUỲ ĐỈNH: Cảm nhận tiếp xúc – thường thức nghệ thuật.
- Năng thông qua hoạt động cơ thể để biểu đạt tình cảm.
- Có thể thông qua phương thức chơi các trò chơi để tăng cường khả năng cảm nhận không gian ba chiều.
- Thông qua cơ thể để cảm nhận sự vật, nâng cao độ nhạy bén và nâng cao động cơ học tập, năng tham gia các hoạt động thưởng thức nghệ thuật. Năng tham gia các hoạt động ngoại khoá để tinh thân được thoải mái.
THUỲ THÁI DƯƠNG: Cảm nhận thính giác – thưởng thức âm nhạc
- Tăng cường khả năng nghe sẽ nâng cao năng lực biểu đạt, giao tiếp. Dùng phương pháp học tập bằng thính giác đê tăng cường khả năng lý giải rồi phối hợp với phương pháp học tập thị giác nâng cao khả năng ghi nhớ. Bồi dưỡng sự tập trung kiên trì.Thông qua các bài hát để học tập, đọc nhiều lần để ghi nhớ, năng nghe băng đài catset, nghe các tiết tấu tự nhiên, âm nhạc.
THUỲ CHẨM: Cảm nhận thị giác – thưởng thức hình tượng.
- Tăng cường năng lực phân biệt của các vùng thị giác.
- Nâng cao năng lực quan sát và khả năng tập trung.
- Năng quan sát cảnh vật tự nhiên, cây cối, núi đồi…
- Luôn mang theo sổ ghi chép bên người để ghi chép lại những điều mình nhìn thầy, sưu tập thực vật, khoáng sản, côn trùng làm thành bộ sưu tập.
Giới thiệu một số hình thức học tập của não?
* Có những kiểu hình thức học tập nào?
Học bằng thị giác: học thông qua nhìn.
Những người nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để hiểu bài giảng tốt hơn. Họ có thích ngồi phía trên của lớp học để tránh những vật che tấm nhìn như đầu người. Họ thích tư duy bằng hình vẽ và học tốt nhất từ những các minh họa bằng hình ảnh: biểu đồ, sách có hình minh họa, phim đèn chiếu, phim video, tờ tóm tắt nội dung. Trong suốt quá trình thảo luận, người học bằng thị giác thích ghi chú chi tiết đề ghi nhớ thông tin.
Học bằng thính giác: học thông qua nghe.
Những người này học tốt nhất thông qua các bài giảng, thảo luận, nói ra các vấn đề và lắng nghe mọi người nói. Những người học bằng thính giác lý giải được ý nghĩa bên trong của lời nói bằng cách nghe âm sắc của giọng nói, độ cao thấp, tốc độ và những sắc thái khác. Những thông tin bằng chữ viết ít tác động đến họ trừ khi được đọc lên. Họ học tốt khi đọc to bài đọc và sử dụng máy ghi âm.
Học bằng xúc giác, vận động: học thông qua vận động, làm và sờ mó…
Những người này học tốt nhất khi thao tác bằng tay, chủ động khám phá thế giới tự nhiên xung quanh họ. Họ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể phát điên lên do nhu cầu hoạt động và khám phá.
Học bằng thị giác: học thông qua nhìn.
Những người nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để hiểu bài giảng tốt hơn. Họ có thích ngồi phía trên của lớp học để tránh những vật che tấm nhìn như đầu người. Họ thích tư duy bằng hình vẽ và học tốt nhất từ những các minh họa bằng hình ảnh: biểu đồ, sách có hình minh họa, phim đèn chiếu, phim video, tờ tóm tắt nội dung. Trong suốt quá trình thảo luận, người học bằng thị giác thích ghi chú chi tiết đề ghi nhớ thông tin.
Học bằng thính giác: học thông qua nghe.
Những người này học tốt nhất thông qua các bài giảng, thảo luận, nói ra các vấn đề và lắng nghe mọi người nói. Những người học bằng thính giác lý giải được ý nghĩa bên trong của lời nói bằng cách nghe âm sắc của giọng nói, độ cao thấp, tốc độ và những sắc thái khác. Những thông tin bằng chữ viết ít tác động đến họ trừ khi được đọc lên. Họ học tốt khi đọc to bài đọc và sử dụng máy ghi âm.
Học bằng xúc giác, vận động: học thông qua vận động, làm và sờ mó…
Những người này học tốt nhất khi thao tác bằng tay, chủ động khám phá thế giới tự nhiên xung quanh họ. Họ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu và có thể phát điên lên do nhu cầu hoạt động và khám phá.
* Hãy làm cho hình thức học tập phát huy hiệu quả đối với bạn!
Nhận diện được hình thức học tập của bạn là điều rất quan trọng để giúp bạn đối phó với những thiểu năng trong học tập và hội chứng suy giảm tập trung chú ý. Khi đã tìm ra hình thức học của mình, bạn sẽ sử dụng một số thủ thuật đặc biệt phù hợp với phương pháp học của bạn. Ví dụ, nếu bạn là người học bằng phương pháp nhìn thì bạn có thể dùng bút mầu đánh dấu để khi đọc sách. Những màu sắc có thể lôi cuốn tri giác về màu sắc của bạn và giúp bạn tập trung khi đọc.
Sau đây là một số gợi ý thực hành dành cho mỗi loại hình thức học:
Học bằng thị giác:
- Dùng những vật dụng trực quan như: tranh, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, v..v..
- Chọn nơi ngồi học có thể nhìn thấy giáo viên khi họ nói để bạn có thể nhìn ngôn ngữ cử chỉ và nét mặt của họ.
- Dùng màu sắc để làm nổi bật các điểm quan trọng trong bài đọc.
- Ghi chú hoặc yêu cầu giáo viên cung cấp tờ tóm tắt nội dung chính.
- Minh hoạ các ý kiến của bạn bằng hình ảnh hoặc dùng phương pháp công não trước khi viết các ý kiến đó ra.
- Viết một câu chuyện và minh họa nó bằng hình vẽ
- Dùng các thiết bị đa phương tiện (ví dụ: máy tính, băng video và phim đèn chiếu)
- Học ở nơi yên lặng để tránh sự ồn ào và không có qua nhiều hình ảnh không liên quan tới bài học.
- Đọc các sách có tranh ảnh minh hoạ.
- Hình ảnh hoá thông tin để dễ ghi nhớ.
Học bằng thính giác:
- Tham gia các buổi thảo luận / tranh luận trên lớp.
- Thuyết trình và trình diễn trước lớp.
- Dùng máy ghi âm trong suốt quá trình nghe giảng thay cho việc ghi chép.
- Đọc to các bài đọc.
- Tạo ra các âm vần điệu để dễ nhớ.
- Sáng tạo các thuật nhớ
- Trao đổi ý kiến của bạn bằng ngôn ngữ nói.
- Đọc cho người khác ghi lại suy nghĩ của bạn.
- Dùng các phương pháp phân tích ngôn ngữ và kể chuyện để chứng minh quan điểm của bạn.
Học bằng xúc giác / vận động
- Thường xuyên nghỉ giải lao trong khi học.
- Đi lòng vòng khi học một vấn đề mới (ví dụ: đọc khi đang tập thể dục bằng xe đạp, nặn đất sét khi học một khái niệm mới).
- Làm việc ở tư thế đứng
- Nhai kẹo cao su khi đang học.
- Dùng những màu sáng để làm nổi các tài liệu đọc.
- Trang trí nơi làm việc với các tranh ảnh, áp phích quảng cáo.
- Nếu thích, bạn có thể nghe nhạc khi học.
- Đọc lướt qua các tài liệu để nắm ý chính trước khi đọc chi tiết.
Sưu tầm: Canawan
No comments:
Post a Comment